Apple Intelligence khác gì với Galaxy AI hay Copilot? Tại WWDC 2024 vừa qua, Apple đã chính thức trình làng “gà cưng” mới nhất của mình – Apple Intelligence, bộ công cụ trí tuệ nhân tạo được hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm đột phá cho người dùng. Sự ra mắt này lập tức thu hút sự chú ý và đặt lên bàn cân so sánh với những “ông trùm” trong lĩnh vực AI hiện nay như ChatGPT, Galaxy AI hay Copilot. Vậy, đâu là điểm khác biệt giữa những nền tảng này?Cùng cửa hàng sửa máy tính Đà Nẵng khám phá thông tin chi tiết hơn trong nội dung bên dưới nhé!
Apple Intelligence và ChatGPT có giống nhau không?
Ngày 11/06 vừa qua, tại Hội nghị dành cho Nhà phát triển Thế giới (WWDC), Apple đã chính thức giới thiệu Apple Intelligence – công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) của mình. Câu hỏi then chốt hiện tại của người dùng công nghệ là hệ thống thông minh này khác biệt gì so với ChatGPT?
Theo thông tin trên trang web của Apple, Apple Intelligence là nền tảng Trí tuệ Tổng hợp (Generative AI) đầu tiên do công ty thiết kế, nhằm mục đích bảo vệ quyền riêng tư của người dùng khỏi rủi ro xâm phạm và đánh cắp dữ liệu trong quá trình sử dụng. Thay vì tinh chỉnh từ các mô hình như ChatGPT hay Gemini, Apple đã tạo lập Private Cloud Compute – hệ thống server của Apple Intelligence sử dụng chip Apple Silicon.
So với các server truyền thống, Private Cloud Compute được đánh giá cao về tính bảo mật dữ liệu, giải quyết mối lo ngại lớn nhất của người dùng về các công cụ AI trực tuyến. Các chuyên gia bảo mật độc lập được phép kiểm tra mã chạy trên server silicon của Apple và Private Cloud Computing để xác định xem dữ liệu của họ có bị rò rỉ hay không. Ngoài ra, Apple đảm bảo các thiết bị trong hệ sinh thái iPhone và iPad, Apple – MacBook hoàn toàn bị cấm giao tiếp với server trừ khi phần mềm của chúng được đăng ký công khai để kiểm tra.
Sự ra đời của Apple Intelligence đã thiết lập một tiêu chuẩn mới về quyền riêng tư trong lĩnh vực AI thông qua việc sử dụng một nền tảng điện toán đám mây riêng biệt. Bên cạnh đó, nền tảng này còn thể hiện khả năng tính toán một cách linh hoạt giữa việc xử lý trên thiết bị và những mô hình chạy trên server chuyên dụng của Apple.
Theo Apple, tất cả dữ liệu cá nhân trao đổi với dịch vụ đám mây sẽ được ứng dụng mã hóa và xóa ngay sau đó. Điều này có nghĩa là Apple Intelligence chỉ hoàn thành các yêu cầu dựa trên thông tin của người dùng mà không bao giờ lưu trữ thông tin đó. Trong khi đó, các tác vụ phức tạp của người dùng sẽ được chuyển đến mô hình AI trên server, hoạt động trên chip silicon của Apple.
Không chỉ Private Cloud Compute, Apple hiện còn tích hợp GPT-4o vào Siri để cung cấp trải nghiệm người dùng liền mạch. Tuy nhiên, cách Apple đề cập đến ChatGPT tại sự kiện WWDC 2024 cho thấy đây chỉ là một lựa chọn bổ sung chứ không phải thành phần cốt lõi của Apple Intelligence.
Mặc dù ra mắt muộn hơn các mô hình AI như Gemini AI và GPT-4o, Apple Intelligence không hề thua kém, thậm chí còn có phần vượt trội. Trong bối cảnh Gemini AI còn gây tranh cãi do vướng các lỗi nghiêm trọng về kiến thức lịch sử và GPT-4o đặt ra rủi ro đánh cắp giọng nói liên quan đến Scarlett Johansson, sự ra mắt của Apple Intelligence phần nào khẳng định Apple đã chính thức tham gia vào cuộc đua AI và đang dần thống trị thị trường. Đây chính là đối thủ đáng gờm mà các công ty công nghệ khác cần phải dè chừng.
Apple Intelligence, Galaxy AI và Copilot có gì khác biệt?
Bên cạnh ChatGPT, Apple Intelligence còn được so sánh với Galaxy AI và Copilot. Thoạt nhìn, Apple dường như đang tụt hậu trong cuộc đua AI khi Samsung hợp tác chặt chẽ cùng Google để mang các tính năng AI đến dòng Galaxy S24 và Windows tích cực đưa Copilot đến người dùng. Tuy nhiên, với sự ra mắt của Apple Intelligence, Apple đã chứng minh rằng họ không hề lỗi thời.
Trong khi Galaxy AI và Copilot được phát triển dựa trên nền tảng ChatGPT và Gemini, thì Apple Intelligence lại được huấn luyện trên nền tảng AXLearn do hãng phát hành vào năm 2023. Việc sử dụng mô hình AI riêng biệt đã trở thành một lợi thế đáng kể, cho phép Apple Intelligence tích hợp liền mạch trên tất cả các nền tảng của Apple, từ iOS và iPadOS đến macOS. Ngoài ra, Apple tuyên bố rằng mô hình AI mới này cũng được xây dựng với tính năng cá nhân hóa tốt nhất dựa theo thói quen và hoạt động người dùng, chứ không chỉ đơn thuần áp dụng hời hợt.
Hơn nữa, Apple Intelligence còn được hỗ trợ mạnh mẽ bởi những nhà phát triển bên thứ ba – một lợi thế mà cả ChatGPT và Galaxy AI đều đang gặp khó khăn. Các nhà phát triển có thể dễ dàng tích hợp được Apple Intelligence vào sản phẩm của họ thông qua bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) được nâng cấp. Mặc dù Apple hợp tác với OpenAI nhằm sử dụng ChatGPT cho một vài dịch vụ, nhưng gã khổng lồ công nghệ này có thể sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang các mô hình của riêng mình trong tương lai.
Mặc dù Apple Intelligence và ChatGPT đều là các mô hình AI tiên tiến, nhưng chúng hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau. Tuy nhiên, một số người dùng đôi khi nhầm lẫn do những điểm tương đồng giữa hai mô hình này. Hy vọng bài viết này, Phong Vũ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những khác biệt giữa ChatGPT và mô hình AI mới từ Apple. Hãy theo dõi ngay trang tin cua hang sua may tinh Da Nang để cập nhật nhanh nhất các tin tức công nghệ toàn thế giới nhé!