Trong thời đại công nghệ phát triển, máy in mã vạch ( tem nhãn) không còn quá xa lạ với tất cả mọi người, đây là một công cụ phục vụ tốt cho việc quản lý kinh doanh trở nên dễ dàng hơn. Cũng như các loại máy móc khác, trong quá trình sử dụng máy in mã vạch sẽ xảy ra một số lỗi, dẫn đến hoạt động không hiệu quả.
- Bạn đang thắc mắc chiếc máy in mã vạch bạn đang gặp những lỗi gì?
- Cách khắc phục nào tốt nhất?
- Bạn đang không biết mua máy in mã vạch ở đâu uy tín, chế độ bảo hành tốt?
Trong bài viết này sửa chữa PC ở Đà Nẵng sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật những vấn đề xoay quanh máy in không in được mã vạch
Trước khi đi vào giải quyết những lỗi chuyên sâu, bạn hãy tiến hành xem xét, rà soát những hạng mục sau: Kiểm tra máy in đã được kết nối hay chưa, Kiểm tra driver ( trình điều khiển) của máy in, Kiểm tra ứng dụng phần mềm in tem nhãn mã vạch (BarTender, phần mềm POS bán hàng, phần mềm in vận đơn,…)
Nội dụng mục lục
1. Lỗi máy in không in ra được ( không có phản ứng)
Lỗi máy tin không in ra được
Máy in chưa ở trạng thái sẵn sàng
Việc đầu tiên khi thấy máy in in không ra, chính là kiểm tra dây cắm của máy in đã được cắm vào ổ điện hay chưa. Công tắc nguồn, dây USB kết nối với máy in và máy tính phải ở trạng thái đèn xanh ( sẵn sàng in).
Để có thể đưa máy in mã vạch về lại trạng thái sẵn sàng, bạn có thể khởi động lại máy để máy sẵn sàng làm việc. Tùy theo từng dòng máy, dòng chữ hiển thị trạng thái sẵn sàng sẽ khác nhau, có máy hiển thị bằng tín hiệu đèn màu xanh lá cây, có máy sẽ hiển thị tín hiệu đèn màu.
Dây cáp kết nối giữa thiết bị in và máy tính không đúng cách
Có thể dây cáp USB kết nối máy tính với máy in của bạn đã bị cắm sai cách hoặc bị lỏng. Hãy kiểm tra nó lại và thường xuyên vệ sinh jack cắm để tránh trường hợp bị bám bụi không nhận tín hiệu.
Chọn sai cổng giao tiếp của máy in
Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra cổng giao tiếp máy in được thiết lập trong phần thuộc tính (properties) đã khớp với chuẩn dây cáp được kết nối hay chưa. Bởi vì dây cáp kết nối máy tính với máy in có nhiều loại (USB, Ethernet, RS-232,..), nếu không chọn khớp máy in sẽ không nhận được dữ liệu với máy tính. Bạn cần phải vào trong driver và thiết lập cổng giao tiếp tương ứng với các bước như sau:
Bước 1: Mở Devices and Printers trong Control Panel
Bước 2: Click chuột phải vào biểu tượng máy in > chọn Printer Properties (lưu ý là Printer Properties khác với Properties)
Bước 3: Chọn thẻ Ports (cổng giao tiếp)
Bước 4: Chọn cổng giao tiếp phù hợp với dây cáp máy in của bạn:
– Dây cáp Serial: chọn cổng Com 1, Com 2, Com 3, …
– Dây cáp Parallel: chọn cổng LPT 1, LPT 2, LPT 3, …
– Dây cáp USB: chọn cổng USB 1, USB 2, USB 3, …
– Dây LAN/Ethernet: chọn giao thức TCP/ IP address, cổng RAW (cổng mặc định là 8000 và 9100), LPR
Bước 5: Chọn xong nhấn nút Apply
Cổng giao tiếp máy in
Driver máy in bị cài sai cách hoặc phiên bản đã bị cũ
Hãy kiểm tra lại xem driver máy in được cài dặt trong PC hoạc Laptop của bạn liệu có phải là phiên bản tương thích mới nhất. Nếu máy in hiển thị dòng chữ Unknown Device” (thiết bị không xác định) thì bạn cần phải cài đặt lại driver của máy in. Trường hợp nếu thấy quá nhiều máy in được cài đặt một cách chồng chéo lên nhay, thì hãy gỡ bỏ phiên bản cũ đi và cập nhật lại phiên bản mới nhất.
2. Lỗi máy in in ra tem trắng
Driver máy in bị thiết lập sai thông số
Nếu máy in bạn chỉ in ra tem trắng thì có thể thiết lập driver đã bị sai thông số , hãy kiểm tra các thiết lập trong trình điều khiển ( drvier) máy in sao cho phù hợp với thông số bản in bạn mong muốn.
Hiệu chỉnh driver qua phần mềm Bartender:
Bước 1: chọn File > Print
Bươc 2: chọn máy in muốn hiệu chỉnh trong mục Printer / Name
Bước 3: Chọn Document Properties
Bước 4: Lần lượt hiệu chỉnh trong các thẻ Advanced Setup, Options và Stock
Chú ý: bạn nên thiết lập cấu hình in trực tiếp từ phần mềm Bartender thay vì từ trình điều khiển driver trong Devices and Printers của Windows, bởi vì BarTender sẽ gửi cấu hình của trình điều khiển máy in tại mỗi lệnh in (Document properties)
Cài đặt sai ngôn ngữ và độ phân giải máy in
Cài đặt ngôn ngữ và độ phân giải là bước đầu tiên khi lắp máy, tuy nhiên rất có thể trong quá trình sử dụng thì 2 cài đặt này sẽ bị nhảy sai lệch. Việc cài đặt sai ngôn ngữ có thể khiến cho máy in bị lỗi và không phản hồi. Nếu thiết lập sai độ phân giải sẽ khiến bản in bị co lại hoặc phóng to hơn. Có thể kiểm tra những cài đặt này trong máy tính. Hãy mở Control Panel / Devices and Printers, trong mục này bạn sẽ có thể kiểm tra ngôn ngữ và độ phân giải máy in, sau đó cài đặt lại cho chính xác.
Thiết lập trang và kích thước tem
Đầu tiên hãy tiến hành kiểm tra thiết lập trang xem có đúng với cỡ tem mà bạn muốn in. Nên đo kích thước tem , đế tem để xác định khoảng trống lề khi in, Sau đó tiến hành so sánh và thiết lập lại trang và kích thước tem trên máy sao cho phù hợp.
Giấy in, mực in bị lắp sai cách hoặc loại giấy, mực không phù hợp với máy in
Nếu nội dung in ra bị mất một phần theo vệt hoặc thiếu thì có 2 nguyên nhân chính:
- Cuộn ruy băng mực khi ráp vào máy không được phẳng, bị gấp nếp khiến nhiệt độ phát ra từ đầu in bị giữ lại, không làm tan chảy hết mực ra để in lên bề mặt tem nhãn (lỗi bị hụt mực)
- Trục áp lực (trục cao su) ở bên dưới bị tem nhãn cuốn vào gây cập kênh và làm cho đầu in không tiếp xúc hoàn toàn/đồng đều với bề mặt tem nhãn.
Trục nhựa của máy in hoặc lõi giấy cuộn mực bị lỏng
Hãy kiểm tra xem lõi nhựa lắp mực của máy in và lõi giấy cuộn mực có bị lỏng hay không.
Nếu lõi giấy cuộn ruy băng và trục tra mực bằng nhựa bị lỏng thì bạn hãy thay lõi giấy cuộn mực đúng tiêu chuẩn với đường kính trong là 25.4mm
Trục nhựa của máy in
3. Nắn dòng (Adapter) bị kém hiệu năng dẫn đến bản in bị nhòe
Một trong những yếu tố quan trọng khiến bản in bị nhòe đó là Adapter bị giảm hiệu năng dẫn đến dòng điện cung cấp tới đầu in bị thiếu hụt. Khi sử dụng một thời gian dài, hiệu năng nắn dòng có thể bị giảm dần đi hoặc do bạn đang dùng loại không đúng với công suất thiết kế.
Bên cạnh đó nếu tốc độ in quá nhanh dẫn đến lỗi. Theo nguyên tắc in, tốc độ càng chậm thì bản in càng rõ nét. Bởi tốc độ in quá nhanh có thể xảy ra các lỗi như nhảy tem, chạy tem quá nhanh so với khả năng đọc của bộ cảm biến.
4. Khắc phục lỗi in lệch mã vạch hoặc cách dòng
Bước 1: Kiểm tra xem máy in nhận đúng khổ giấy hay không bằng cách nhấn nút feed.
Bước 2: Vào driver máy in kiểm tra loại giấy được chọn (gap/notch hay là continuos) và chế độ in (tear off hay là continue) đã được chọn đúng hay chưa
Bước 3: Kiểm tra vị trí của cảm biến, có bị bám bụi hay có vật thể gì che mất không. Sau đó tiến hành cài đặt lại cảm biến nhận diện máy theo hướng dẫn sử dụng
Bước 4: Kiểm tra lại file thiết kế và hệ thống in đã được chọn đúng driver hay chưa. Và có cài đặt gì thêm trên file thiết kế hoặc trên hệ thống in hay không.
Sua chua PC o Da Nang chúc các bạn thành công!