Gợi ý 3 cài đặt quan trọng để chiến game FPS tối ưu hơn mà bạn không nên bỏ lỡ

goi-y-3-cai-dat-quan-trong-de-chien-game-fps-toi-uu-hon-ma-ban-khong-nen-bo-lo_1

Game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS) là một thể loại rất được yêu thích trên toàn cầu. Người dùng có thể chiến thể loại game này trên hầu hết các nền tảng như tay cầm chơi game, PC,… Đặc biệt, các trò chơi FPS được đánh giá sẽ tạo cảm giác tốt nhất nếu như người chơi biết lưu ý một số cài đặt. Nhìn chung thì tùy thuộc vào sở thích, lối chơi và đặc điểm riêng của từng trò chơi mà game thủ có thể tùy chỉnh các cài đặt này một cách phù hợp nhất.

Nếu bạn vẫn chưa biết nên tùy chỉnh một số cài đặt nào giúp chơi game bắn súng FPS tốt hơn thì đừng lo lắng… Trong bài viết dưới đây, sửa máy tính Đà Nẵng sẽ giới thiệu cho bạn 3 cài đặt quan trọng để chiến game FPS tối ưu hơn.

Nội dụng mục lục

I. Gợi ý những tính năng quan trọng cần cài đặt để chơi game FPS tối ưu hơn

1. Độ phân giải màn hình

Tỷ lệ màn hình máy tính phổ biến và thường được ưa chuộng nhất để chơi game FPS là 16:9. Tỷ lệ này cung cấp cho bạn một góc nhìn tốt và chất lượng nhất trên mỗi pixel màn hình. Tuy nhiên, các trò chơi và độ phân giải trong trò chơi đang được hỗ trợ phát triển từng ngày. Do đó, các gamer bây giờ có thể thoải mái truy cập vào màn hình 1440p, 2160p (4K) hay thậm chí 8K. Tất nhiên, chiều rộng và chiều cao pixel lớn hơn cho phép người dùng có được những trải nghiệm tốt hơn. Nhưng với nhiều tùy chọn như vậy đã khiến người dùng đặt ra câu hỏi: độ phân giải màn hình nào là tốt nhất để chơi game?

Điều này thường sẽ phụ thuộc vào việc bạn muốn đẩy PC của mình đến giới hạn đồ họa hay chỉ muốn khung hình ổn định nhất có thể. Nếu bạn là người yêu thích đồ họa sắc nét thì hãy đặt độ phân giải trong trò chơi của mình đạt được mức cài đặt tối đa mà hệ thống có thể hỗ trợ. Điều này sẽ cung cấp cho bạn những “trải nghiệm thị giác” rõ ràng và vượt trội hơn rất nhiều.

goi-y-3-cai-dat-quan-trong-de-chien-game-fps-toi-uu-hon-ma-ban-khong-nen-bo-lo_2

Độ phân giải màn hình càng cao thì khung hình sẽ càng sắc né

Mặt khác, bạn có thể chọn độ phân giải thấp hơn để nhận được nhiều khung hình nhất có thể từ GPU của mình. Độ phân giải thấp hơn thường ít tác vụ hơn – điều này cho phép bạn có được nhiều khung hình hơn nhưng không mang lại độ sắc nét về hình ảnh.

Cuối cùng, vấn đề vẫn sẽ phụ thuộc vào sở thích và phần cứng của người dùng. Tốc độ khung hình có thể không phải là vấn đề đáng lo ngại nếu bạn có phần cứng mạnh mẽ, nhưng việc giảm độ phân giải sẽ giúp cải thiện hiệu suất trong một số trường hợp cần thiết.

2. Đầu vào và đầu ra âm thanh

Những gì bạn nghe cũng vô cùng quan trọng không kém cách bạn nhìn thấy trong khi chơi các tựa game FPS. Đây là lý do tại sao việc tùy chỉnh mức âm thanh của bạn trước khi bắt đầu trò chơi là điều cực kì quan trọng. Âm thanh không cân bằng có thể khiến bạn khó nghe được những “tín hiệu” từ người chơi khác trong trò chơi, ví dụ như lời kêu gọi của đồng đội hoặc tín hiệu âm thanh từ môi trường…

Trước khi đi sâu vào các mức âm thanh riêng lẻ, bạn phải xác nhận rằng các thiết bị đầu vào và đầu ra âm thanh của bạn được đặt ở các tùy chọn phù hợp. Việc này có thể phức tạp hơn một chút nếu bạn cắm nhiều tai nghe hoặc micro vào máy tính của mình.

goi-y-3-cai-dat-quan-trong-de-chien-game-fps-toi-uu-hon-ma-ban-khong-nen-bo-lo_3

Đầu vào và đầu ra âm thanh cũng cực kì quan trọng

Bạn có thể bắt đầu điều chỉnh các cài đặt âm lượng của từng thiết bị sau khi chọn đúng thiết bị. Tất nhiên, việc cài đặt âm lượng có sẵn sẽ khác nhau và tùy thuộc vào mỗi trò chơi. Do vậy bạn hãy đảm bảo âm lượng trong trò chơi của bạn ở mức ổn định để bạn có thể nhận được tín hiệu âm thanh rõ ràng nhất có thể. Không thể xem nhẹ tầm quan trọng của tín hiệu âm thanh trong các trò chơi FPS. Đây là lý do tại sao những chiếc tai nghe gaming và micro tốt luôn nằm ở đầu danh sách phụ kiện cần được trang bị của các game thủ chuyên nghiệp .

3. NVIDIA Reflex

Mỗi mili giây đều vô cùng quan trọng trong một cuộc đấu súng và cách tốt nhất để tối đa hóa độ phản hồi của trò chơi là cải thiện độ trễ đầu vào. Độ trễ đầu vào có thể hiểu là tốc độ hệ thống của bạn khi chuyển đổi thông tin đầu vào trên các thiết bị phần cứng. Ví dụ như tay cầm chơi game, bàn phím hoặc chuột sang các hành động trong game.

Tùy chọn dễ tiếp để giảm độ trễ đầu và được nhiều game thủ yêu thích hiện nay là NVIDIA Reflex. Trong 1 số bài kiểm tra (kết hợp với màn hình 360hz), NVIDIA Reflex đã được chứng minh là có thể giảm thời gian phản hồi xuống mức thấp nhất là 15 mili giây. Tóm lại, NVIDIA Reflex sẽ làm giảm đáng kể độ trễ hệ thống bằng cách kết hợp tối ưu hóa giữa GPU và trò chơi.

goi-y-3-cai-dat-quan-trong-de-chien-game-fps-toi-uu-hon-ma-ban-khong-nen-bo-lo_4

NVIDIA Reflex có một bất tiện là chỉ khả dụng cho các hệ thống dùng card đồ họa NVIDIA

Và ngay cả khi không có màn hình với tần số quét mạnh mẽ, NVIDIA Reflex vẫn hứa hẹn sẽ mang lại lợi thế tuyệt vời cho các anh em game thủ khi chiến game FPS. Thật không may, chương trình này chỉ khả dụng cho các hệ thống máy tính đang dùng card đồ họa NVIDIA.

Có ba tùy chọn trong quá trình cài đặt NVIDIA Reflex bao gồm: Off, On và On+boost (Tắt , Bật và Bật + tăng cường). Tùy chọn Off giữ cho cài đặt không hoạt động, trong khi On sẽ giúp giảm độ trễ tối ưu và hoạt động tốt nhất trên các hệ thống không bị giới hạn bởi GPU hoặc CPU. Còn tùy chọn Bật + tăng tốc là một “cú hích” được bổ sung đặc biệt dành cho các hệ thống sử dụng CPU hoặc GPU. Nó giúp các dàn máy tính này có thể tận dụng tốt nhất GPU NVIDIA và tối ưu hóa thời gian phản hồi.

II. Tổng kết

Bài viết trên là những cài đặt quan trọng cần tùy chỉnh để có thể chơi game FPS mượt mà hơn. Những cài đặt này có thể làm tốn chút thời gian nhưng chúng thật sự rất hữu ích và đáng để bạn khám phá. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn tự tin và thoải mái hơn khi chiến game FPS. Sua may tinh Da Nang sẽ liên tục cập nhật các thủ thuật mới mẻ và thú vị nhất, các bạn đừng quên truy cập website mega.com.vn để không bỏ lỡ những thông tin hay ho nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *