Hàm ISERROR và công thức hàm ISERROR và cách sử dụng hàm ISERROR trong Excel vô cùng dễ dàng

Microsoft Excel là một công cụ văn phòng khá thân thuộc, đặc biệt là những người thường xuyên làm việc trong công tác thống kê và tính toán số liệu hiện nay. Tuy nhiên, thi thoảng bạn cũng sẽ gặp những giá trị lỗi vô cùng khó chịu trong quá trình làm việc. Do đó, một hàm kiểm tra giá trị lỗi trong Excel đã được ra đời – hàm ISERROR. Nhiều bạn vẫn thắc mắc:

  • Hàm ISERROR là hàm gì?
  • Cú pháp của hàm kiểm tra giá trị lỗi ISERROR?
  • Cách sử dụng của hàm ISERROR trong Excel?

Trong bài viết hôm nay, sửa máy tính Đà Nẵng sẽ giới thiệu thêm thông tin để bạn hiểu hơn về hàm ISERROR cũng như hướng dẫn sử dụng hàm ISERROR giúp dễ dàng kiểm tra giá trị lỗi trong Excel. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nội dụng mục lục

1. Hàm ISERROR và công thức hàm ISERROR

1.1. Hàm ISERROR là hàm gì?

Hàm ISERROR được biết đến là một hàm tích hợp và được phân loại là hàm Thông tin, hàm này được dùng để kiểm tra các giá trị lỗi một nhanh chóng và dễ dàng trong Excel. Hàm ISERROR sở hữu những tính năng vô cùng quan trọng như:

  • Có thể kiểm tra nhanh giá trị bị lỗi bao gồm các lỗi #N/A, #VALUE!, #REF!, #NAME?,…
  • Hàm này có thể kết hợp được với nhiều hàm khác để hỗ trợ công việc trên bảng tính một cách tối ưu.

1.2. Cú pháp hàm ISERROR trong Excel

Cú pháp hàm ISERROR được thể hiện như sau: =ISERROR(value)

Trong đó:

  • Value được xác định là giá trị cần được xác minh, kiểm tra.

ham-iserror-va-cong-thuc-ham-iserror-va-cach-su-dung-ham-iserror-trong-excel-vo-cung-de-dang_2

Công thức của hàm ISERROR

Lưu ý:

  • Hàm ISERROR sẽ trả kết quả về TRUE nếu là lỗi và FALSE nếu không lỗi.
  • Khi hàm ISERROR kết hợp với hàm khác để tìm lỗi thì sẽ cho giá trị là số nguyên.

2. Hướng dẫn sử dụng hàm ISERROR trong Excel

2.1. Sử dụng hàm ISERROR thông thường

Hãy sử dụng hàm ISERROR để xác định các giá trị trong value có phải là giá trị lỗi hay không theo những thao tác sau:

Bước 1: Tại ô cần hiển thị kết quả, bạn hãy nhập công thức: =ISERROR(A2)

ham-iserror-va-cong-thuc-ham-iserror-va-cach-su-dung-ham-iserror-trong-excel-vo-cung-de-dang_3

Bạn hãy nhập công thức: =ISERROR(A2) tại ô cần hiển thị kết quả

Bước 2: Bạn hãy nhấn Enter để Excel trả lại kết quả. Sau đó bạn có thể sao chép công thức hoặc nhấn kéo chuột để hiển thị kết quả cho các giá trị còn lại.

ham-iserror-va-cong-thuc-ham-iserror-va-cach-su-dung-ham-iserror-trong-excel-vo-cung-de-dang_4

Bạn hãy nhấn Enter để Excel trả lại kết quả là xong

2.2. Sử dụng kết hợp với hàm SUMPRODUCT

Với hàm ISERROR, hãy kết hợp cùng hàm SUMPRODUCT để tìm các giá trị lỗi trong bảng dữ liệu sau.

Bước 1: Trong trang tính Excel, bạn nhập hàm =SUMPRODUCT(–ISERROR(A2:A6)) vào ô tham chiếu bất kỳ để kiểm tra giá trị trong bảng tính.

ham-iserror-va-cong-thuc-ham-iserror-va-cach-su-dung-ham-iserror-trong-excel-vo-cung-de-dang_5

Sử dụng hàm ISERROR kết hợp với hàm SUMPRODUCT

Bước 2: Sau khi thao tác xong, hãy nhấn phím Enter để hiển thị kết quả. Kết quả được trả về là 2 vì có 2 lỗi là: #N/A và #NAME?

ham-iserror-va-cong-thuc-ham-iserror-va-cach-su-dung-ham-iserror-trong-excel-vo-cung-de-dang_6

Kết quả được trả về là 2 vì có 2 lỗi là #N/A và #NAME?

2.3. Sử dụng kết hợp với hàm IF

Hãy tìm các giá trị lỗi trong bảng tính bằng cách sử dụng hàm ISERROR kết hợp với hàm IF

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy nhập hàm =IF(ISERROR(B2-A2)/B2,””,(B2-A2)/B2) vào ô tính cần hiển thị kết quả.

ham-iserror-va-cong-thuc-ham-iserror-va-cach-su-dung-ham-iserror-trong-excel-vo-cung-de-dang_7

Hàm ISERROR có thể kết hợp với hàm IF vô cùng tiện lợi

Bước 2: Bạn hãy bấm phím Enter để hiển thị kết quả và dùng trỏ chuột kéo để hiển thị các kết quả còn lại trên bảng tính.

ham-iserror-va-cong-thuc-ham-iserror-va-cach-su-dung-ham-iserror-trong-excel-vo-cung-de-dang_8

Hãy dùng trỏ chuột kéo để hiển thị các kết quả còn lại trên bảng tính

Có thể thấy ở ví dụ trên:

  • Nếu ISERROR(B2-A2)/B2 là TRUE thì hàm IF sẽ trả về kết quả có giá trị lỗi #DIV/0!, #VALUE! hoặc được trả về ô trống.
  • Nếu ISERROR(B2-A2)/B2 là FALSE thì hàm IF sẽ trả về kết quả theo điều kiện tính.

3. Tổng kết

Vậy là sua may tinh Da Nang đã hướng dẫn xong cách sử dụng hàm ISERROR để kiểm tra giá trị lỗi trong Excel cực hữu ích và có ví dụ rõ ràng để bạn tham khảo. Hy vọng, từ những thông tin mà bài viết trên mang lại sẽ giúp các bạn thực hiện hàm ISERROR một cách chuyên nghiệp hơn trong công việc và học tập.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *