Khi thực hiện một công thức trong Excel, kết quả phép tính đôi khi sẽ xuất hiện lỗi #N/A. Nhưng trong một số trường hợp chúng ta không biết rõ công thức có xảy ra lỗi #N/A hay không. Trong Excel có một hàm để kiểm tra lỗi này, đó chính là hàm ISNA. Bài viết dưới đây sửa chữa máy tính tại Đà Nẵng sẽ hướng dẫn bạn sử dụng hàm ISNA trong Excel để tránh lỗi #N/A.
Nội dụng mục lục
I. Hàm ISNA là hàm gì?
Hàm ISNA trong Excel là hàm kiểm tra xem kết quả của một công thức có bị lỗi #N/A hay không. Lỗi #N/A được hiểu là Not Avaiable, nghĩa là không tồn tại. Lỗi này xuất hiện khi sử dụng các hàm tìm kiếm nhưng không tìm thấy giá trị cần tìm.
Trong tên hàm ISNA gồm có 2 phần:
- IS là chức năng kiểm tra, trả về kết quả đúng/sai (“is” – tương đương với câu hỏi Có phải là).
- NA chính là lỗi #N/A
-> Ý nghĩa: Có phải là lỗi #N/A hay không?
Lưu ý:
- #N/A thường mang tính chất cảnh báo nhiều hơn là lỗi. Khi tìm được giá trị phù hợp sẽ không xuất hiện lỗi này nữa.
- #N/A không ảnh hưởng tới biểu đồ khi vẽ biểu đồ.
Hàm ISNA trong Excel kiểm tra xem kết quả của một công thức có bị lỗi #N/A hay không
II. Cú pháp hàm ISNA
Cách viết như sau:
=ISNA(value)
Trong đó, value là 1 giá trị. Giá trị này có thể là kết quả của 1 hàm, 1 công thức. Bạn sẽ kiểm tra giá trị này có phải là lỗi #N/A hay không.
Hàm ISNA sẽ trả về các kết quả:
- TRUE: nếu giá trị cần kiểm tra có kết quả đúng là lỗi #N/A.
- FALSE: nếu giá trị cần kiểm tra không phải lỗi #N/A.
III. Cách sử dụng hàm ISNA
Thông thường chúng ta sẽ không dùng hàm ISNA một cách đơn lẻ, bởi vì kết quả chỉ nhận được TRUE hoặc FALSE mà thôi. Bởi vậy chúng ta sẽ kết hợp hàm ISNA làm mệnh đề logic trong hàm IF để có thể đưa ra các kết quả tương ứng theo các giá trị TRUE/FALSE nhận được.
Lưu ý: Hàm ISNA kết hợp với hàm IF có thể dùng trên mọi phiên bản của Excel.
Xét ví dụ, điền số tiền học bổng nhận được của mỗi học sinh.
Điền số tiền học bổng nhận được của mỗi học sinh
Trong ví dụ trên, để xác định số tiền học bổng của mỗi học sinh, chúng ta sẽ sử dụng hàm VLOOKUP. Nhập công thức =VLOOKUP(G4,$B$14:$C$15,2,0) vào ô H4.
Nhập công thức =VLOOKUP(G4,$B$14:$C$15,2,0)
Tuy nhiên kết quả chỉ đúng cho danh hiệu học sinh Giỏi và Khá. Còn những danh hiệu khác sẽ xuất hiện lỗi #N/A.
Xuất hiện lỗi #N/A
Do đó chúng ta có thể sử dụng hàm ISNA để nhận biết lỗi này, kết hợp hàm IF để thay đổi kết quả hiển thị, ví dụ là hiển thị dòng chữ “Không xét”.
Nhập công thức =IF(ISNA(VLOOKUP(G4,$B$14:$C$15,2,0)),”Không xét”, VLOOKUP(G4,$B$14:$C$15,2,0)) vào ô H4.
Câu lệnh trên có ý nghĩa:
– Xét lỗi #N/A của hàm VLOOKUP: ISNA(VLOOKUP(G4,$B$14:$C$15,2,0)).
– Nếu có lỗi, sẽ trả về đoạn text “Không xét”.
– Nếu không có lỗi, trả về giá trị của hàm VLOOKUP.
Nhập công thức =IF(ISNA(VLOOKUP(G4,$B$14:$C$15,2,0)),”Không xét”, VLOOKUP(G4,$B$14:$C$15,2,0))
Như vậy chúng ta đã có thể thay thế lỗi #N/A thành đoạn thông báo theo ý muốn được rồi. Kết quả hiển thị như sau:
Kết quả sử dụng hàm ISNA trong Excel
IV. Tổng kết
Như vậy sua chua may tinh tai Da Nang đã hướng dẫn bạn cách sử dụng hàm ISNA để khắc phục lỗi #N/A nhanh chóng. Bạn có thể thay thông báo lỗi thành một đoạn thông báo để nhìn đẹp mắt và dễ hiểu hơn.