Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng Excel thì không thể không biết đến các hàm Logic. Trong Excel có đến 4 hàm logic cơ bản và hàm XOR chính là một trong 4 hàm đó. Biết rõ về cách sử dụng của hàm này sẽ hỗ trợ bạn về lập trình và các công việc liên quan với bảng tính Excel.
- Hàm XOR là hàm gì? Cú pháp hàm XOR như thế nào?
- Cách sử dụng hàm XOR cùng ví dụ minh họa?
Hãy cùng sửa chữa PC ở Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết về hàm này trong bài viết dưới đây.
Nội dụng mục lục
I. Hàm Xor trong Excel là gì? Cú pháp hàm XOR thực hiện như thế nào?
1. Hàm XOR là hàm gì?
một hàm OR về logic. Đối với hai câu lệnh logic đã cho, hàm XOR sẽ trả về TRUE nếu một trong các câu lệnh là TRUE và trả về FALSE nếu cả hai câu lệnh đều đúng. Nếu cả hai câu lệnh đều không đúng, hàm cũng trả về FALSE. Sử dụng hàm XOR thành thạo sxe giúp bạn thoa tác chuyên nghiệp hơn trên laptop văn phòng.
Các tính chất của hàm XOR trong excel:
+ A XOR 0 = A
+ A XOR A = 0
+ (A XOR B) XOR C = A XOR (B XOR C)
+ (B XOR A) XOR A = B XOR 0 = B
2. Cú pháp hàm XOR
Cú pháp hàm XOR sẽ tương tự như hàm OR, cụ thể: = XOR (logic1, [logic2], …)
Trong đó:
+ logic1: Một biểu thức, hằng hoặc tham chiếu ước tính thành TRUE hoặc FALSE.
+ logic2 (tùy chọn): Một biểu thức, hằng hoặc tham chiếu ước tính thành TRUE hoặc FALSE.
Câu lệnh Logic 1 là bắt buộc, các giá trị logic bổ sung là tùy chọn. Bạn có thể có đến 254 điều kiện trong một công thức và đây có thể là các giá trị logic, mảng hoặc các tham chiếu đánh giá theo đúng hoặc sai.
* Một số lưu ý khi sử dụng hàm XOR:
– Các đối số phải đánh giá các giá trị lô-gic chẳng hạn như TRUE hoặc FALSE, hoặc trong các mảng hoặc các tham chiếu có chứa các giá trị lô-gic.
– Nếu dãy được xác định không chứa giá trị lô-gic nào, XOR trả về giá trị lỗi #VALUE!
– Nếu một đối số mảng hoặc tham chiếu có chứa văn bản hoặc các ô trống, những giá trị này sẽ được bỏ qua.
– Bạn có thể sử dụng một công thức mảng XOR để xem một giá trị có xảy ra trong một mảng hay không. Để nhập một công thức mảng, hãy nhấn Ctrl+Shift+Enter.
– Kết quả của XOR là FALSE khi số lượng nhập vào của TRUE là số chẵn và là TRUE khi số lượng nhập vào của TRUE là số lẻ.
II. Cách sử dụng hàm XOR cùng một số ví dụ minh họa
Trong công thức XOR chỉ chứa 2 câu lệnh logic, hàm XOR trả về TRUE nếu một đối số đánh giá là đúng. Nếu cả hai đối số là đúng hoặc cả hai là sai, XOR trả về FALSE.
– TRUE: Khi một số lẻ của các đối số ước tính thành TRUE;
– FALSE: Khi tất cả các câu lệnh đều sai hoặc khi tổng số câu lệnh TRUE là chẵn.
Công thức XOR chứa 2 câu lệnh logic
Ví dụ: Giả sử có 6 đội cầu lông đấu ở vòng loại. Mỗi đội đã chơi 2 trận. Chúng ta có kết quả của hai trận đấu đầu tiên và bây giờ muốn tìm ra đội nào sẽ chơi trận thứ ba dựa trên các điều kiện sau của giải đấu
– Các đội chiến thắng cả hai trận đấu đủ điều kiện cho trận chung kết.
– Các đội thua cả hai trận đấu đều loại khỏi giải đấu.
– Các đội chỉ thắng được một trong hai trò chơi được yêu cầu chơi trò thứ ba để xác định đội nào vào vòng tiếp theo và đội nào không tham gia nữa.
Kết quả các trận đấu của 6 đội
Cú pháp sẽ là: =XOR(C5=”Won”, D5=”Won”)
Kết quả Excel trả về như sau:
Hàm XOR trả về TRUE và FALSE
Để biết xem đội nào chơi trò chơi thứ ba hay không, chúng ta có thể sử dụng công thức kết hợp với hàm IF, cú pháp cụ thể là: =IF(XOR(C5=”Won”, D5=”Won”), “Yes”, “No”)
Kết hợp với hàm IF để tìm đội vào vòng 3
Thông thường, khi sử dụng hàm XOR, để việc tìm dữ liệu nhanh hơn chúng ta sẽ kết hợp với hàm IF
III. Tổng kết
Trên đây sua chua PC o Da Nang đã giới thiệu về hàm XOR trong excel và cách sử dụng hàm XOR , trong thực tế loại hàm này còn được áp dụng ở nhiều yêu cầu khác. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ bổ ích với bạn, chúc bạn thực hiện thành công!