Nâng Cấp Card Đồ Họa Thì Đây Là Bản Đồ Sức Mạnh Để Lựa Chọn

nang-cap-card-do-hoa-thi-day-la-ban-do-suc-manh-de-lua-chon

Đã bao giờ anh em suy nghĩ rằng, mình có nhất thiết phải mua card đồ họa mới không? hay những dòng series cũ vẫn còn ngon,…. nhiều câu hỏi nữa liên quan tới vấn đề này. Vì vậy bài viết này sẽ cho anh em cái nhìn tổng quan vệ hiệ năng của dòng card đồ họa của NVIDIA cụ thể ở đây là GTX 1050 đến RTX 2080 Ti được test thông qua qua 10 tựa game. Hãy cùng SKY PC kiểm tra xem liệu card đồ họa cũ vẫn đảm bảo hiệu năng không nhé.

Khi xưa từ thế hệ GTX 900 series (Maxwell) chuyển sang GTX 10 series (Pascal) thì thật sự hiệu năng của Pascal quá vượt trội so với Maxwell. Thử hình dung GTX 980 Ti là flagship đời GTX 900 series nhưng nó đã thua đứt đuôi GTX 1070 trong khi giá bán lại rẻ hơn nhiều (xét về giá bán thời điểm ra mắt). Vậy nên thời đó GTX 10 series thật sự gây tiếng vang nhờ chênh lệch về hiệu năng quá lớn giữa 2 thế hệ, nhà nhà đổ sang xài GTX 10 series.

Tương tự với AMD, cùng thời với GTX 10 series là dòng Radeon RX 400 series với kiến trúc GCN 4th (Polaris 10) nhưng đổi đỏ đã lập tức nâng cấp với RX 500 series (Polaris 2) với hiệu năng cao hơn, giá rẻ hơn nhưng phải đến RX 5000 series gần đây mới có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên trong bài này nếu làm hết vào 1 bảng thì nó quá dài nên mình tập trung Nvidia trước, bài tiếp theo mình làm riêng AMD.

nang-cap-card-do-hoa-thi-day-la-ban-do-suc-manh-de-lua-chon

Card đồ họa cũ có đảm bảo hiệu năng không?

Anh em có nhớ lý do lớn nhất mà Nvidia “dụ” chúng ta nâng cấp lên RTX 20 series là gì không? Đó là công nghệ Ray Tracing – một công nghệ đồ họa ánh sáng với độ chân thực cao, cần có phần cứng riêng là nhân RT để xử lý và GTX 10 series thì lại không có các nhân này.

Tuy nhiên,thực tế không phải tựa game nào cũng khai thác Ray Tracing và bản thân những chiếc card đồ họa dòng RTX 20 series cũng chưa mang lại trải nghiệm Ray Tracing tốt, bật thì tụt fps, không bật thì khác gì GTX 10 series? Vậy nên đa phần những tựa game hiện tại vẫn không mặn mà với Ray Tracing, hỗ trợ toàn phần khá ít, một số hỗ trợ bán phần, số khác không hỗ trợ luôn.

Việc bật Ray Tracing trong game cũng không bắt buộc nên dòng GTX 10 series vẫn đáp ứng tốt nhu cầu chơi game mới bây giờ. Tuy nhiên, GTX 10 cũng có những con GPU cực kỳ củ chuối và mình nghĩ không ít anh em muốn lên đời nhưng với “hỏa mù” mà Nvidia tung ra, anh em sẽ đứng trước hàng tá tùy chọn như GTX 16 series hay RTX 20 series, có Super hay non Super, có Ti hay non Ti … Mình cũng bực nên đi tổng hợp:

Như trong bảng trên, mình thống kê tỉ lệ khung hình của những mẫu card trong cùng phân khúc với 10 tựa game để anh em dễ hình dung sức mạnh của chúng ra sao, trước tiên là với những mẫu card ở phân khúc entry. Dữ liệu mình lấy từ GPUcheck và họ đa phần test các phiên bản card này với Intel Core i7-8700K, số ít card đời cũ test với Intel Core i7-6700K. Những tựa game mình chọn là những tựa game mình hay chơi và cũng là những tựa game GPU bound tức thiên về hiệu năng GPU nhiều hơn là CPU.

nang-cap-card-do-hoa-thi-day-la-ban-do-suc-manh-de-lua-chon-2

Trước đây thì GTX 1050 và GTX 1050 Ti là 2 mẫu card đồ họa rất phổ biến đối với những anh em chơi PC giá rẻ, nó thì đúng nghĩa đáp ứng cực tốt cái nhu cầu chơi game online bùng nổ vào thời điểm đó như League of Legends, CS:GO … nhưng GTX 1050 Ti vẫn là dòng card cho hiệu năng tốt hơn GTX 1050, tính đến thời điểm này. Trong khi GTX 1050 và GTX 1050 Ti đều dùng con GP107 kiến trúc Pascal thì bản GTX 1050 Ti lại có 768 nhân CUDA so với 640 nhân của GTX 1050 và điều khiến nó mang lại khác biệt lớn về hiệu năng so với bản non-Ti chính là bộ nhớ GDDR5 dung lượng 4 GB, gấp đôi.

GTX 1050 Ti được thay thế bởi GTX 1650 và khi mới ra mắt, nó đã nhận không ít gạch đá bởi giá thì cao mà hiệu năng không tương xứng. GTX 1650 dùng GPU TU117 kiến trúc Turing với 896 nhân CUDA, xung nhịp cao hơn đến gần 1700 MHz và cũng có 4 GB GDDR5. Dựa trên kết quả fps thì anh em có thể thấy hiệu năng chênh lệch của GTX 1650 so với GTX 1050 Ti với độ phân giải FHD, thiết lập đồ họa game High khoảng 15 – 20%. Hiện tại giá của những chiếc GTX 1650 khá mềm, từ tầm 3,3 triệu đồng đã có một con mới toanh, không quá đắn đo nếu anh em muốn đổi từ GTX 1050/1050 Ti lên.

Tuy nhiên, nhóm 3 chiếc card đó là nhóm yếu nhất trong phân khúc Entry Level. Ngay từ khi Nvidia phát hành GTX 1650 thì ai cũng nhận ra nó không mạnh như kỳ vọng và sự xuất hiện của phiên bản GTX 1650 Super là điều dễ hiểu khi nó mang lại hiệu năng vượt trội hơn và từ đó khiến người dùng có động lực để nâng cấp hơn – đây là điều mà hãng làm phần cứng nào cũng mong muốn. Nhóm tiếp theo mà mình phân ra là GTX 1060 3G/6G, GTX 1650 Super và GTX 1660.

GTX 1060 6 GB vẫn là dòng card đồ họa khá là mạnh bởi nhìn qua các kết quả benchmark trên, anh em có thể thấy nó vẫn đủ sức chơi được hầu hết các tựa game ở tỉ lệ khung hình cao, đồ họa High và phân giải FHD. Nếu chỉ muốn trải nghiệm ở 60 fps thì anh em đang xài GTX 1060 6 GB hãy ở yên vị trí, riêng ông nào đang xài phiên bản 3 GB thì nên đổi đi, si đa hột gà. Vậy đổi lên cái gì giờ?

GTX 1660 cũng là dòng card mà mình thấy ngợ ngợ nhất bởi nó mạnh thì không mạnh mà yếu cũng không yếu nếu xét trong tầm giá 5 triệu. Đây là phiên bản GTX 16 series ra mắt đợt đầu và giá bán lại cao.

GTX 1650 Super lại hợp lý hơn bởi về cơ bản nó dùng cùng con GPU TU116 như GTX 1660 nhưng có ít nhân CUDA hơn, bù lại thì GTX 1650 Super lại được trang bị bộ nhớ GDDR6 tốc độ cao nên về mặt băng thông thì ngang bằng với phiên bản GTX 1660 6 GB GDDR5.

Qua kết quả benchmark thì GTX 1650 Super không thua quá nhiều so với GTX 1660 và hầu hết các tựa game nói trên đều đạt khung hình cao, chơi tốt ở thiết lập đồ họa High. Mình dò quanh một vòng thì thấy giá của dòng GTX 1650 Super tầm 4 triệu còn GTX 1660 cao hơn tầm 700 – 900k.

Hãy liên hệ với cua hang sua may tinh Da Nang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *